Tin tức

Báo hiệu hàng hải & Tác dụng của 4 loại báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải & Tác dụng của 4 loại báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải là gì? Có bao nhiêu loại báo hiệu hàng hải? Tác dụng của báo hiệu hàng hải như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Đất Hợp theo dõi nhé!

Báo hiệu hàng hải là gì?

Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình được thiết lập để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu thuyền.

Phân loại báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải được phân thành 3 loại chính:

1. Báo hiệu thị giác

Cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: Đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện);

2. Báo hiệu vô tuyến điện

Cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác.

3. Báo hiệu âm thanh

Cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác.

Tác dụng của 4 loại báo hiệu hàng hải

1. Đèn biển

  • Báo hiệu nhập bờ: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.
  • Báo hiệu hàng hải ven biển: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hướng và xác định vị trí
  • Báo hiệu cửa sông, cửa biển: Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học...; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, ... để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và định vị.

Hình 1. Báo hiệu bằng đèn biển.

2. Đăng tiêu

Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải.

3. Chập tiêu

  • Báo hiệu trục luồng hàng hải.
  • Báo hiệu phần nước sâu nhất của một tuyến hàng hải.
  • Báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu hai bên luồng không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác.
  • Báo hiệu hướng đi an toàn vào cảng hay cửa sông.
  • Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.

Hình 2. Báo hiệu chập tiêu.

4. Báo hiệu dẫn luồng

  • Báo hiệu hai bên luồng:

+ Báo hiệu phía phải luồng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía phải, tàu thuyền được phép hành trình ở phía trái của báo hiệu.

+ Báo hiệu phía trái luồng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía trái, tàu thuyền được phép hành trình ở phía phải của báo hiệu.

  • Báo hiệu chuyển hướng luồng:

+ Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải: Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải.

+ Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái: Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái.

  • Báo hiệu phương vị:

+ Báo hiệu an toàn phía Bắc: Báo hiệu an toàn phía Bắc, tàu thuyền được phép hành trình ở phía Bắc của báo hiệu.

+ Báo hiệu an toàn phía Đông: Báo hiệu an toàn phía Đông, tàu thuyền được phép hành trình ở phía Đông của báo hiệu.

+ Báo hiệu an toàn phía Nam: Báo hiệu an toàn phía Nam, tàu thuyền được phép hành trình ở phía Nam của báo hiệu.

+ Báo hiệu an toàn phía Tây: Báo hiệu an toàn phía Tây, tàu thuyền được phép hành trình ở phía Tây của báo hiệu.

+ Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập: Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, tàu thuyền có thể hành trình xung quanh vị trí đặt báo hiệu.

  • Báo hiệu vùng nước an toàn: Báo hiệu vùng nước an toàn, tàu thuyền có thể hành trình xung quanh vị trí đặt báo hiệu.
  • Báo hiệu chuyên dùng:

+ Báo hiệu phân luồng giao thông tại những nơi mà nếu đặt báo hiệu hai bên luồng thông thường có thể gây nhầm lẫn.

+ Báo hiệu vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt.

+ Báo hiệu vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

+ Báo hiệu vùng công trình đang thi công.

+ Báo hiệu vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm.

+ Báo hiệu vùng diễn tập quân sự.

+ Báo hiệu vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương.

+ Báo hiệu vùng giải trí, du lịch.

  • Báo hiệu hàng hải AIS:

+ Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nước, phân luồng giao thông.

+ Báo hiệu công trình trên biển.

+ Cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu hàng hải đang tồn tại và các thông tin về khí tượng, thủy văn khu vực đặt báo hiệu.

+ Truyền phát thông tin giám sát vị trí của báo hiệu nổi.

Hình 3. Báo hiệu hàng hải AIS.

  • Báo hiệu Tiêu Radar (Racon)

+ Báo hiệu ven biển, báo hiệu nhập bờ.

+ Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm.

+ Báo hiệu chập tiêu vô tuyến điện hàng hải.

+ Báo hiệu các điểm quan trọng trên luồng hàng hải.

+ Báo hiệu vị trí trên vùng biển khó nhận biết bằng radar tàu.

+ Báo hiệu tuyến hàng hải dưới cầu.

+ Báo hiệu công trình trên biển.

Hiểu biết về các loại báo hiệu hàng hải sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp đúng với nhu cầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn về các loại báo hiệu hàng hải, vui lòng liên hệ hotline 0903 825 125 để được Đất Hợp hỗ trợ nhanh nhất.

 >>> Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ ĐÈN BÁO HIỆU HÀNG HẢI

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/