Tin tức

KINH NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG LUỒNG HẸP

KINH NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG LUỒNG HẸP

Điều khiển tàu trong luồng hẹp hoặc ven biển rất thường xảy ra tình trang mắc cạn, đâm va. Do đó, để đảm bảo an toàn, đòi hỏi người thuyền trưởng phải vững nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm.

Tàu thuyền khi hoạt động trên sông, biển phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Địa hình, luồng lạch, mực thủy triều, vận tốc gió, …Có nhiều nguyên nhân gây mất an toàn nhưng chủ yếu là do:

- Thời tiết xấu.

- Địa hình phức tạp.

- Người lái tàu không đủ kinh nghiệm.

Hình 1. Do bị bồi lắp, nhiều luồng lạch bị biến mất khiến tàu không thể ra vào

Khi tàu hành trình trong luồng hẹp có một số đặc điểm hạn chế:

- Địa hình phức tạp.

- Luồng lạch chật hẹp, khúc khuỷu, quanh co.

- Có nhiều chướng ngại hàng hải nguy hiểm (bãi đá ngầm, bãi cạn..).

- Dòng chảy phức tạp.

- Độ sâu hạn chế không theo quy luật.

- Mật độ tàu thuyền qua lại và neo đậu nhiều…

Hình 2. Tàu lớn mắc kẹt ngoài cửa biển

Các nguyên nhân trên đều gây khó khăn cho việc đảm bảo an toàn hàng hải khi tàu hành trình. Để đảm bảo an toàn khi điều khiển tàu trong luồng hẹp, cần phải chú ý những điểm sau:

- Thực hiện tốt công tác trước khi vào khu vực luồng hẹp: Nghiên cứu hải đồ hướng dẫn hàng hải các tư liệu về khí tượng thủy văn. Nên chọn các hải đồ có tỷ lệ lớn (1:10 000 – 1:25 000) và năm sản xuất gần nhất.

- Trước khi tàu vào luồng phải lưu ý đến tình hình thời tiết như: Giông, gió, sương mù… Cập nhật các bản tin thời tiết kịp thời để có thể tìm nơi neo tàu và cách xử lý hiệu quả.

- Khi tàu đã vào luồng thủy hẹp, khu vực có đá ngầm hoặc chướng ngại vật hàng hải khác, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm:

+ Liên tục tác nghiệp đường đi.

+ Xác định vị trí tàu bằng mọi biện pháp với thời gian nhanh chóng và chính xác. Nghiêm cấm sử dụng máy định vị vệ tinh (GPS) để xác định vị trí tàu.

+ Liên tục tiến hành đo sâu. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện chướng ngại hàng hải nguy hiểm.

+ Mở Rada liên tục ở chế độ hàng hải so sánh vị trí.

+ Sử dụng tốc độ an toàn, cấm cắt các nguồn điện, chuẩn bị sẵn sàng thả neo ngay.

+ Tránh các trường hợp giao ca.

Không được neo đậu trên các luồng đi hẹp và ở trong luồng, trừ những trường hợp sau đây:

- Khi tầm nhìn xấu.

- Khi giông, gió mạnh.

- Khi hỏng hóc kỹ thuật.

- Khi có tàu khác neo đậu chắn trước luồng.

Khi bắt buộc neo đậu thì phải tạo mọi khả năng neo cách xa trục luồng về phía mạn phải của tàu và không làm che khuất các thiết bị hàng hải chỉ luồng.

>>> Xem thêm: Một số thiết bị thủy đạc phục vụ công tác hàng hải.

Ngoài ra, thuyền trưởng và cán bộ trên tàu cần tuân thủ nghiêm ngặt "Quy tắc bảo đảm an toàn hàng hải áp dụng trong lực lượng tàu Hải quân nhân dân Việt Nam" do Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản năm 2004. Đồng thời phải thường xuyên tự học tập nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Nâng cao trình độ năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đảm bảo mỗi chuyến đi đều an toàn.

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ:Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn / cskh@dathop.com

Website: dathop.com.vn / dathop.com 

Từ khóa liên quan: điều khiển tàu trong luồng hẹp