Tin tức

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÁY KINH VĨ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÁY KINH VĨ

Máy kinh vĩ dùng để làm gì? Có bao nhiêu loại? Cấu tạo máy kinh vĩ ra sao? Và hiện nay loại máy nào đang được sử dụng phổ biến luôn là câu hỏi đặt ra đầu tiên khi tìm hiểu về các dòng máy trắc địa.

Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết từng nội dung về máy kinh vĩ nhé!

1. Công dụng: 

Máy kinh vĩ là loại máy được đung để đo góc bằng và góc đứng. Ngoài ra còn có thể đo khoảng cách và đo cao trong các công tác điều tra khảo sát thực địa, công tác thi công xây dựng công trình. Cụ thể:

a. Dùng máy kinh vĩ để thiết lập lưới khống chế:

- Dùng máy kinh vĩ để đo "góc bằng"(β) (hình 1.1) lưới khống chế (hình 1.2)

 máy kinh vĩ đo góc

Hình 1.1. Góc bằng giữa hai điểm A và B

máy kinh vĩ lập lưới khống chế

Hình 1.2. Lưới khống chế tọa độ

- Dùng máy kinh vĩ để " đo dài / đo khoảng cách cạnh" (hình 1.3)

máy kinh vĩ đo khoảng cách cạnh

Hình 1.3. Đo dài bằng máy kinh vĩ khi tia ngắm không nằm ngang

Công thức tính chiều dài cạnh: AB: S= K.n.cos2(V)

  • K: 100
  • n = chỉ trên - chỉ dưới
  • V: góc đứng

Trường hợp tia ngắm nằm ngang thì V= 0 => Cos(0) =1 , kh iđó S = K.n

- Dùng máy kinh vĩ để "đo cao" (hình 1.4)

mát kinh vĩ đo cao lượng giác

Hình 1.4. Đo cao lượng giác bằng máy kinh vĩ

Công thức tính chênh cao AB: hAB = S.Tan(V) + i – g

  • i: chiều cao máy
  • g: chỉ giữa
  • V: góc đứng

b. Dùng máy kinh vĩ để thi công công trình dân dụng:

- Bố trí cơ bản công trình: bố trí trục chính, trục phụ, đường thẳng (hình 1.5), mặt phẳng có độ dốc thiết kế (hình 1.6)

máy kinh vĩ bố trí trục ngang

Hình 1.5. Bố trí đường thẳng có độ dốc thiết kế

máy kinh vĩ bố trí mặt phẳng

Hình 1.6. Bố trí mặt phẳng có độ dốc thiết kế

- Dùng máy kinh vĩ để " đo độ nghiêng" công trình nhà cao tầng

máy kinh vĩ đo độ nghiêng

Hình 1.7. Đo độ nghiêng bằng phương pháp chiếu bằng chỉ đứng của máy kinh vĩ

- Dùng máy kinh vĩ bố trí điểm chi tiết:

Có nhiều phương pháp bố trí điểm chi tiết bằng máy kinh vĩ: phương pháp tọa độ cực (hình 1.8), tọa độ vuông góc, giao hội góc, giao hội cạnh, giao hội hướng, giao hội phía sau, giao hội đường trục. 

máy kinh vĩ bố trí điểm bằng phương pháp tọa độ cực

Hình 1.8. Dùng máy kinh vĩ bố trí điểm bằng phương pháp tọa độ cực 

2. Phân loại: 

Có 3 loại máy kinh vĩ thường gặp:

- Máy kinh vĩ kim loại: vành độ làm bằng kim loại và đọc số trực tiếp bằng kính lúp

- Máy kinh vĩ quang cơ: vành độ làm bằng vật liệu trong suốt, số đọc truyền lên kính lúp qua hệ thống lăng kính

- Máy kinh vĩ điện tử: máy có thêm bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp.

3. Cấu tạo:

Có nhiều loại máy kinh vĩ nhưng dù là loại nào thì cũng có 2 bộ phận chính:

Hình 1.9. Máy kinh vĩ quang cơ NT-2C Hãng Nikon

Hình 1.10. Máy kinh vĩ điện tử GT-118 Hãng GPI

- Đế máy: bộ phận dọi tâm, đế máy, bàn đế và 3 ốc cân 

- Thân máy: bàn độ ngang và bàn độ đứng, ống kính, các loại khóa và ốc vi động

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy kinh vĩ, nhưng phổ biến nhất là các loại máy kinh vĩ điện tử. Vì tính dễ sử dụng và không phải lượng số đọc bằng mắt, giá cả lại vừa phải nên nó được ưu tiên trong lựa chọn để sở hữu hơn là các dòng máy kinh vĩ quang cơ. Mặc dù vậy, vẫn có một số đơn vị vẫn thích sử dụng máy kinh vĩ quang cơ vì tính bền bỉ của nó. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất hầu như không còn sản xuất ra dòng máy kinh vĩ quang cơ, các loại máy kinh vĩ quang cơ đang lưu thông trên thị trường đều là máy đã qua sử dụng. Các kỹ sư/kỹ thuật viên trắc địa nên cân nhắc và xem xét kỹ trước khi lựa chọn 1 chiếc máy kinh vĩ quang cơ hay kinh vĩ điện tử để phục vụ hiệu quả nhất cho công việc của mình. Vì mỗi loại đều có những lợi ích riêng. 

Nếu bạn có mong muốn tư vấn máy thủy bình và mia phù hợp cho công tác đo đạc của bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0903 825 125

Các bạn cũng có thể tham thảo các dòng máy kinh vĩ tại đây.

Tham khảo thêm:

Bảo quản máy đúng cách

Hướng dẫn kiểm nghiệm máy kinh vĩ

 

Từ khóa liên quan: máy kinh vĩ