Tin tức

PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ QUỐC GIA VIỆT NAM

PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ QUỐC GIA VIỆT NAM

Hạ tầng dữ liệu không gian (SDI) phát triển ở một quốc gia dưới dạng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia (NSDI) là công cụ trợ giúp trực tiếp vào xây dựng chính phủ điện tử và cải cách hành chính, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hình 1. GIS trong ứng dụng quản lý môi trường

 Luật Đo đạc và Bản đồ có 6 điều quy định về xây dựng, quản lý các thành phần hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm: chính sách, tổ chức, thể chế, tiêu chuẩn, công nghệ, dữ liệu và nguồn lực.

1. Việc xây dựng và phát triển NSDI Việt Nam có các nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện NSDI;

- Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện NSDI;

- Lựa chọn, phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về NSDI;

- Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;

- Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.

2. Trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý NSDI được quy định cụ thể như sau:

- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối việc xây dựng NSDI.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện NSDI trình Chính phủ phê duyệt; tổ chức tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai chiến lược phát triển, kế hoạch thực hiện NSDI. Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển dữ liệu không gian địa lý.

3. Việc xây dựng dữ liệu không gian địa lý quốc gia là xây dựng, phát triển, hoàn thiện và cập nhật các nhóm dữ liệu như:

- Dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;

- Dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia;

- Dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;

- Dữ liệu bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;

- Dữ liệu bản đồ địa giới hành chính;

- Dữ liệu địa danh;

Hình 2. Ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất

4. Về dữ liệu chuyên ngành bao gồm các nhóm cơ bản như:

- Dữ liệu địa chính;

- Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Dữ liệu bản đồ điều tra, đánh giá tài nguyên nước;

- Dữ liệu bản đồ địa chất, khoáng sản;

- Dữ liệu bản đồ thổ nhưỡng;

- Dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng;

- Dữ liệu bản đồ hiện trạng công trình ngầm;

- Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng;

- Dữ liệu hải đồ vùng nước cảng biển, luồng, tuyến hàng hải, vùng biển;

- Dữ liệu bản đồ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Dữ liệu bản đồ giao thông;

- Dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;

- Các nhóm dữ liệu bản đồ chuyên ngành khác.

 

Luật Đo đạc và Bản đồ đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ V và có hiệu lực từ 01/01/2019.

 CTTĐT

 Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, KDC Vạn Phúc, QL.13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: www.dathop.com.vnwww.dathop.com

 

 

Từ khóa liên quan: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN